Lịch sử hình thành British_Airways

British Airways Concorde at Heathrow Airport

British Airways (BA) được thành lập năm 1972 khi ban quản lý của British Overseas Airways Corporation (BOAC) và British European Airways Corporation (BEA) sáp nhập dưới tên gọi British Airways Board[1][2]. Kết quả của việc này là British Airways trở thành hãng hàng không quốc gia của Vương quốc Anh, với lợi thế là không có đối thủ, công ty mới bắt đầu khẳng định vị trí của mình. BA là một trong hai hãng hàng không duy nhất khai thác các đường bay bằng máy bay Concorde [3] với chuyến bay trở khách đấu tiên vào tháng 01-1976[4][5] Chuyến bay thương mại cuối cùng của Concorde là chuyến bay từ New York đến London ngày 24 tháng 10 năm 2003[6]

Sir John King, được chỉ định làm chủ tịch vào năm 1981 với mục tiêu chuẩn bị cho việc tư nhân hoá British Airways. King đã tạo nên một sự thay đổi kỳ diệu, từ một hãng hàng không thua lỗ nặng trở thành một trong những hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất trên thế giới, trong khi rất nhiều các hãng hàng không lớn khác gặp rất nhiều khó khăn[7]. Hãng hàng không quốc gia được tư nhân hoá và được niêm yết trên thị trường chứng khoán London vào tháng 02-1987 bởi Đảng bảo thủ Anh[8].

Trong suốt thập niên 90, BA trở thành hãng hàng không có lợi nhuận cao nhất trên thế giới với khẩu hiệu "Hãng hàng không được thế giới ưa chuộng" (The World's favorite Airlines). Năm 1993, BA thành lập British Asia Airways, một hãng hàng không con có trụ sở ở Đài Loan, chuyên khai thác các chuyến bay giữa LondonĐài Bắc[9][10]. BA cũng mua lại 25% cổ phần của hãng hàng không Australia Qantas[11]

British Airways Hawker Siddeley Trident in 1974–1984 livery with enlarged "British" titles

Lord King thôi giữ chức chủ tịch vào năm 1993 và sau đó được thay bằng Colin Marshall[12][13][14], và Robert Ayling giữ chức vụ CEO, và đã tiết kiệm được 750 triệu bảng Anh trong quá trình quản lý của mình[15] cũng như thành lập Go vào năm 1998. Tuy nhiên, 1 năm sau đó British Airways công bố rằng lợi nhuận của hãng đã bị giảm 84% và hãng đang ở trong tình trạng xấu nhất kể từ khi tư nhân hoá[16][17]. Tháng 03-2000, Robert Ayling bị xa thải và Rod Eddington được chọn làm người thay thế. Eddington đưa ra một kế hoạch cắt giảm nhân lực sau sự kiện 11-09[18][19] Ngày 8 tháng 9 năm 2004, British Airways công bố bán 18.5% cổ phần của hãng trong Qantas.[20]

Tháng 09-2005,Willie Walsh, trước đây là chủ tịch của Aer Lingus, trở thành CEO mới của British Airways. Tháng 01-2008, BA công bố công ty con của hãng Openskies sẽ dựa vào quyền tự do vận chuyển qua Đại tây dương để thực hiện các chuyến bay từ các thành phố chính của châu Âu tới Mỹ[21]. Ngày 30 tháng 7 năm 2008, British Airways và Iberia Airlines công bố kế hoạch sáp nhập. Cả hai hãng hàng không vẫn sẽ hoạt động dưới thương hiệu riêng của mình, giống như Air FranceKLM[22]. Ngày 8 tháng 4 năm 2010, hãng công bố rằng quá trình sáp nhập vẫn đang được tiến hành và sẽ hoàn thành vào cuối năm[23] Tổng hành dinh của hãng hàng không mới sẽ được đặt tại London[24]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: British_Airways http://www.accessmylibrary.com/article-1G1-1375423... http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://www.accessmylibrary.com/coms2/summary_0286-... http://www.aeroworldnet.com/1tw10189.htm http://agency.com/facts/press_release.asp?pid=63 http://www.airbus.com/company/market/orders-delive... http://www.airbus.com/en/presscentre/pressreleases... http://www.alacrastore.com/mergers-acquisitions/Br... http://ba.com